Lê-vi Ký 1-5

Sách Lê-vi Ký ghi lại những quy tắc về sự thờ phượng và những nghi lễ tôn giáo trong thời xưa của Y-sơ-ra-ên, cũng như những quy định cho các thầy tế lễ chịu trách nhiệm thi hành những điều luật này.
Chủ đề chính: sự thánh khiết của ĐCT và cách con dân Chúa phải thờ phượng và sống để duy trì mối liên hệ với Ngài.
Câu KT phổ biến và điều răn thứ hai: “hãy yêu thương người lân cận như chính mình.”

Đoạn 1: Tế lễ thiêu

Sinh vật làm tế lễ thiêu gồm: bò, chiên, dê, chim gáy, bồ câu non

Những con vật này phải không tì vết và máu của chúng được rảy chung quanh bàn thờ (Leviticus 1:5). Thầy tế lễ phải vặn đứt đầu ccủa tế lễ rồi thiêu nó trên bàn thờ, máu thì cho chảy ra cạnh bàn thờ (Leviticus 1:15)

Đoạn 2: Tế lễ chay

Tết lễ chay phải có muối vì muối là giao ước của ĐCT với mình (Leviticus 2:13)

Đoạn 3: Tế lễ bình anh

Chiên hay dê dâng lên Chúa cũng phải là đực hoặc cái (có giới tính rõ ràng). Mỡ đều thuộc về Đức Giê-hô-va nên dân Y-sơ-ra-ên không được ăn mỡ hoặc huyết (Leviticus 3:17)

Đoạn 4: Tế lễ chuộc tội

Thầy tế lễ thượng phẩm cũng không thoát khỏi việc mắc tội (Leviticus 4:3). Nhưng ngay cả khi có tội thì người đó dâng tế lễ chuộc tội, Chúa vẫn tha thứ (Leviticus 4:3).

Ngay cả khi hội chúng vô ý phạm một trong các điều răn của ĐCT thì họ cũng đã phạm tội (Leviticus 4:13). Khi nhận biết được tội lỗi đó thì phải dâng tế lễ chuộc tội (Leviticus 4:14; Leviticus 4:23). Vậy, ngay cả khi vô tình phạm điều răn của Chúa, mình đã phạm tội và cần xưng nhận để xin Chúa tha thứ.

Đoạn 5: Trường hợp khác cần dâng tế lễ

Nếu không nói ra việc mình thấy hoặc biết, mặc dù được yêu cầu tuyên thệ làm nhân chứng cho việc ấy, thì người ấy phải chịu hình phạt (Leviticus 5:1). Như vậy, im lặng khi cần phải nói cũng là phạm tội.

Tất cả những tội lỗi đã phạm, con người đều có xưng tội với Chúa qua lễ vật (Leviticus 5:). Ngày nay, khi có tội, con người đến trước ĐCT thông qua Chúa Giê-xu, là vật tế lễ một lần và đủ cả, để xin được tha thứ.

Xuất 35 – 40

Đoạn 36

Bết-sa-lê-ên và Ô-hô-li-áp cùng nhiều những khéo tay khác được Chúa gọi đích danh (Xuất 35:30) để chu toàn công tác xây dựng Đền Tạm (sanctuary) (Xuất 36:1). Những gì Chúa truyền phán phải được thực hiện y chang.

Đoạn 37

Nắp thi ân (the mercy seat), có 2 chê-ru-bim bằng vàng dát mỏng, đặt ở hai đầu nắp thi ân. Cả bàn để bánh cung hiến, chân đèn hay bàn thờ xông hương, dầu thánh và hương thơm, bàn thờ dâng tế lễ thiêu đều được Bết-sa-la-ên làm.

Đoạn 38

Gương soi của các phụ nữ phục vụ tại Lều Hội Kiến (tabernacle) được dùng để làm một cái bồn rửa có chân bằng đồng.

Mọi vật dụng, mọi thiết kế đều được Bết-sa-la-ên, cùng phụ tá là Ô-hô-li-áp (thợ chạm, người thiết kế, thợ thêu sợi gai mịn với chỉ xanh, chỉ đỏ tía và đỏ thắm) làm, sau đó có phần kết toán vật dụng của Đền Tạm.

Đền Tạm: sanctuary
Lều Hội Kiến: tabernacle, congregation
Đền Tạm chứng ước: The tabernacle of testimony
Hòm Chứng Ước: the ark of testimony
Nơi Thánh: holy place
Lễ phục: the cloths of service
Tấm màn che: the vail

Đoạn 39:

Trang phục, bảng đeo ngực, áo dài và các lễ phục cho thầy tế lễ. cho A-rôn và các con trai. Trong đoạn 39 đề cập tới việc hoàn tất công trình và tất cả dụng cụ của Lều đều được đưa cho Môi-se. Môi-se xem tất cả công việc và thấy họ hoàn tất đúng như Lời Đức Chúa Trời truyền dạy nên chúc phước cho họ.

Đoạn 40

Vinh quang của Đức Chúa Trời ở cùng nơi Đền Tạm, tới nỗi Môi-se không thể vào Lều Hội Kiến (Xuất 40:35). Đám mây của ĐCT đến vào ban ngày và lửa trong ban đêm (Xuất 40:38) để dẫn dắt con dân Y-sơ-ra-ên ra đi (Xuất 40:36).

Tạ ơn Chúa.

Xuất 31 -35

Chúa ban cho con người sự khéo tay, thông minh, hiểu biết, trong nhiều lĩnh vực. Ở câu 31:3 thì là về lãnh vực thủ công mỹ nghệ…. để họ làm được mọi việc Chúa phán truyền (xuất 31:6). Như vậy, tài năng hay năng lực của một người đến từ nơi Chúa, và tận dụng những năng lực đó để làm việc cho Chúa là điều cần thiết, là điều Chúa đẹp lòng. Hỏi: “mình đã tận dụng những điều Chúa ban để phục vụ việc nhà Chúa hết lòng chưa? Đó không phải chỉ là những việc trong nhà thờ, nó còn là việc làm chứng, rao giảng, sống hết mình vì người khác,…

Đoạn 32

Khi thấy Môi-se trên núi mãi chưa xuống, người dân kêu cầu A-rôn, A-rôn nói họ lấy vàng từ vợ, con trai, con gái mình, sau đó dùng khuôn đúc thành hình con bò và nói họ hay, thờ lạy con bò đó, vì nó là thần đã đem người Israel ra khỏi Ai Cập (Xuất 32:3-6). Thật là ngu muội. Họ thà thờ phượng 1 con bò còn hơn đợi chờ Đấng Quyền Năng thực sự cứu họ khỏi đất Ai Cập. Nhìn lại vào đời sống mình. Liệu mình có vì nóng vội, mà đi thờ một “con bò” nào đó thay vì thờ Chúa? Trong khi Chúa lên kế hoạch toàn hảo với Môi-se thì dân sự Ngài tìm thần tượng khác để tôn thờ. Trước khi Chúa mang kế hoạch nào đó đến với mình, liệu mình có bình an khi chờ đợi Chúa? Chúa ơi xin Ngài tha thứ cho sự ngu muội của con khi thiếu kiên nhẫn trước những kế hoạch toàn hảo của Ngài mà làm theo ý kiến của “con bò” nào đó (có thể là bản thân con). Xin Chúa tha thứ và thương xót con.

Thiên sứ của Chúa sẽ đi trước dân sự, nhưng đến ngày trừng phạt, hình phạt từ Chúa vẫn diễn ra (33:34). Như vậy có thể hiểu rằng ân điển của Chúa vẫn đến cho tội nhân, nhưng khi đến ngày trừng phạt, có tội vẫn là có tội (nếu không xưng nhận và xin tha thứ).

Đoạn 33

Chúa làm ơn và thương xót những ai Chúa muốn (Xuất 33:18). Bản thân mình là ai mà đỏi hỏi nhiều từ nơi Chúa?

Vinh quang của Chúa quá lớn, không ai thấy mặt Chúa mà còn sống (33:20)

Đoạn 34

Gương mặt Môi-se sáng rực khi đc hầu chuyện ĐCT, khiến A-rôn và con trai Israel sợ hãi. (Xuất 33:31)

Đoạn 35: Công cuộc xây dựng Đền Tạm bắt đầu. Những ai được thúc giục và tự nguyện đều đến dâng hiến hoặc góp phần phục vụ công việc nay.

Xuất 26 – 30

Trong phân đoạn 26, Chúa có nhắc đến hình chê-ru-bim và những yêu cầu khác về cách dựng Đền Tạm (tabernacle)

Hình ảnh lấy từ trang của Mục vụ Do Thái

Đoạn 27, Chúa đề cập tới bàn thờ dâng tế lễ thiêu

Bàn thờ dâng tế lễ thiêu (The alter of burn offerings)

Đoạn 28: Lễ phục cho thầy tế lễ A-rôn và các con

Trang phục tế lễ của A-rôn

U-rim và thu-mim được gắn trên bảng đeo ngực để nhắc nhở về sự phán xét về các con trai Israel mà A-rôn sẽ thường xuyên mang trước mặt Đức Giê-hô-va

Thẻ bằng vàng trên trán A-rôn sẽ được dùng để dân chúng được chấp nhận trước mặt Đức Giê-hô-va, nhưng đó cũng là biểu tượng liên quan tới lễ vật thánh mà con dân Israel đã cung hiến. A-rôn phải chịu mọi tội lỗi liên quan tới vật tế lễ. (Xuất 28:38,39)

Đoạn 30
Khi vào Lều Hội Kiến (the tabernacle of congregation) hay khi đến gần bàn thờ để hành lễ, A-rôn và các con trai phải rửa tay chân, tẩy rửa mình nếu ko sẽ phải chết. (Xuất 30: 20). Như vậy, phải rửa mình thật thanh sạch khi đến với Chúa

Hương thơm dâng lên Chúa cũng là thứ hương đặc biệt, không được chế để dùng cho mình. (Xuất 30:37)

XUẤT 21 – 25

Sách nói về sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử của dân Do Thái – cuộc khởi hành rời khỏi Ai Cập, nơi họ từng là những nô lệ. Sách mô tả những việc Đức Chúa Trời đã làm, khi Ngài giải phóng dân bị nô lệ của Ngài và lập họ thành một quốc gia với niềm hi vọng hướng về tương lai.

Năm ngoái đã đọc đến I Kings, nhưng năm nay lụt lội với nhiều kế hoạch khác nhau, nhiều sự phân tán diễn ra khiến mình không thể tiếp tục đọc Lời Chúa. Xin Chúa ban sức và ban ơn để con hoàn thành được lộ trình đọc Sách Cựu Ước. Amen.

Từ đoạn 21 – 23 : Luật về đạo đức, dân sự và tôn giáo

Những bộ luật này rất chi tiết và rất công minh. Ngay từ những ngày xưa đó người Do Thái đã có những khung luật đối chiếu và làm theo. Các luật lệ này đều rất công bình cho cả người hại và người bị hại.

Một số luật khác mình quan sát được

Ngươi chớ nên nói lộng ngôn cùng Đức Chúa Trời, và cũng đừng rủa sả vua chúa của dân sự ngươi. (Xuất 22:28)

Ngươi cũng phải dâng cho ta con trai đầu lòng ngươi. (Xuất 22:29)

Đoạn 25: Đức Giê-hô-va chỉ dẫn cho Môi-se làm đền tạm. Tất cả đều được mô tả rất chi tiết, hầu hết mọi vật đều được dát vàng. hoặc sử dụng vàng ròng.

Cách cư xử với người chưa tin Chúa

23 Hãy cự những lời biện luận điên dại và trái lẽ, vì biết rằng chỉ sanh ra điều tranh cạnh mà thôi. 24 Vả, tôi tớ của Chúa không nên ưa sự tranh cạnh; nhưng phải ở tử tế với mọi người, có tài dạy dỗ, nhịn nhục, 25 dùng cách mềm mại mà sửa dạy những kẻ chống trả, mong rằng Đức Chúa Trời ban cho họ sự ăn năn để nhìn biết lẽ thật, 26 và họ tỉnh ngộ mà gỡ mình khỏi lưới ma quỉ, vì đã bị ma quỉ bắt lấy đặng làm theo ý nó. (I Timothy 2:23-26)

Lời khuyên về tiền bạc theo Kinh Thánh

Vả, sự tin kính cùng sự thỏa lòng, ấy là một lợi lớn. 7 Vì chúng ta ra đời chẳng hề đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được. 8 Như vậy, miễn là đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng; 9 còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã trong nhiều sự tham muốn vô lý thiệt hại kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy diệt hư mất. (I Timothy 6:6-8)

Hãy răn bảo kẻ giàu ở thế gian nầy đừng kiêu ngạo và đừng để lòng trông cậy nơi của cải không chắc chắn, nhưng hãy để lòng trông cậy nơi Đức Chúa Trời, là Đấng mỗi ngày ban mọi vật dư dật cho chúng ta được hưởng. 18 Hãy răn bảo họ làm điều lành, làm nhiều việc phước đức, kíp ban phát và phân chia của mình có, 19 vậy thì dồn chứa về ngày sau một cái nền tốt và bền vững cho mình, để được cầm lấy sự sống thật. (I Timothy 6:17-19)

Mục đích chân chính của truyền giảng

đừng nghe phù ngôn và gia phổ vô cùng, là những điều gây nên sự cãi lẫy, chớ chẳng bổ sự mở mang công việc của Đức Chúa Trời, là công việc được trọn bởi đức tin.
5 Mục đích của sự răn bảo, ấy là sự yêu thương, bởi lòng tinh sạch, lương tâm tốt và đức tin thật mà sanh ra6 Có vài kẻ xây bỏ mục đích đó, đi tìm những lời vô ích; 7 họ muốn làm thầy dạy luật, mà không hiểu điều mình nói hoặc điều mình tự quyết (Timothee 1:4-7)

Nắm chắc vào Tin Lành cứu rỗi

Sau khi post bài trên zalo giải tỏa sự lo lắng về ngày mai vì lúc đó mình thấy cực kỳ vui mừng, thì ma quỷ chắc hẳn ghét điều đó lắm nên sau đó mình bị tấn công mấy ngày sau trong sự tuyệt vọng, chán nản sau khi xem được video trên youtube về unforgiveness. Theo video đó thì những người không tha thứ được cho người khác thì sẽ bị tống vào hỏa ngục dù cho người ta có tự nhận mình là Cơ Đốc nhân hay làm nhiều phép lạ, nói tiếng lạ đi chăng nữa. Video cũng có chỉ ra rằng con người không hề tốt bụng như người ta vẫn tưởng, có những suy nghĩ xấu xa vẫn luôn hiển hiện. Người đó lấy dẫn chứng về những lần giao tiếp với con mình, cho rằng con mình phải làm theo ý mình thì mới tốt, dù con có khó chịu hay bức xúc thế nào. Sau đó người này tự nhận thấy mình gây vấp phạm nhiều cho con, khi là một người o ép con vào khuôn khổ, không hiểu tâm lý của con, khiến con cảm thấy sợ sệt. Những điều đó là tội lỗi ngay cả khi mình nhận thấy mình là người TỐT.

Còn về sự không tha thứ, mình có mắc lỗi với khá nhiều người. Mình cay đắng với khá nhiều người, mặc dầu có nói là tha thứ và nghĩ là tha thứ rồi nhưng thực sự mình đã có thái độ khác đối với họ chưa? Mình day dứt về tội lỗi mình đã phạm phải, nghĩ rằng phải làm sao để trở nên thánh sạch, rồi nghĩ mình không thánh sạch đc, không toàn hảo được, những việc đó quá sức rồi. Rồi mình nghe thấy tiếng (có thể do suy nghĩ của mình) – còn Ta thì sao? Mình hiểu đó là tiếng của Chúa Jesus, Đấng đã chết thay tội lỗi cho mình để mình trở nên thánh khiết trước mặt Đức Chúa Trời. Làm gì có ai hoàn hảo được nếu không nhờ huyết Chúa Jesus? Vậy mà mình đã quên đi điều đó và tập trung về sửa chữa tội lỗi bởi chính mình.

Sau đó có nhiều video khác cũng nói về việc những con cái Chúa cũng xuống hỏa ngục và kể lại, mặc dù họ preach tên Chúa, confessing that Jesus is Lord, nhưng Chúa nói: “I don’t know you, the child of iniquity…”. Vậy nên mình mới nghĩ nếu người ta làm nhiều vậy mà ko đc cứu thì mình là ai mà đc lên Nước Trời sau khi chết? Nhưng mình lại hỏi một câu ngược lại, rằng: “nếu như chỉ có một cơ hội duy nhất để phấn đấu vào thiên đàng, nếu không sẽ vào hỏa ngục đời đời, liệu mình có muốn bỏ lỡ cơ hội này không?

Tại sao Chúa Jesus nói là người đc kêu gọi thì nhiều nhưng người tìm kiếm nước Thiên Đàng thì ít, hoặc phải vào cửa hẹp thì mới đến được sự sống? Vì cám dỗ và điều khiến chúng ta đánh mất đức tin quá nhiều. Nếu như cứ tin chắc vào sự cứu rỗi, vào kế hoạch của Chúa có được không? Dù Chúa không cho vào Thiên Đàng nhưng biết đâu sự giảng đạo của mình lại cứu đc nhiều linh hồn khỏi hỏa ngục? Như sứ đồ Phao-lô nói trong Phillip 1:18 – nhưng có hề gì! Dù thế nào đi nữa, hoặc giả vờ hay thành thật thì Đấng Christ vẫn đc rao giảng.

Và tin vào sự đồng hành, sự cứu chuộc của Chúa Jesus – và bởi huyết Ngài trên thập tự giá, thì đã làm nên hòa bình, khiến muôn vật dưới đất trên trời đều nhờ Ngài mà hòa thuận cùng chính mình Đức Chúa Trời (Cô-lô-se 1:20)

Nguyện xin Chúa thương xót, ban cho con tình yêu đối với gia đình, bạn bè những người xung quanh, những linh hồn bị hư mất. Ban cho con sự cứu rỗi chân thật. Trong danh Chúa Jesus. Amen.

Chế ngự dục vọng của xác thịt

dầu bề ngoài có vẻ khôn ngoan, là bởi thờ lạy theo ý riêng, cách khiêm nhượng và khắc khổ thân thể mình; nhưng không ích gì để chống cự lòng dục của xác thịt. (Cô-lô-se 2:23)

Một cách thờ lạy của người không theo Chúa tưởng như khôn ngoan nhưng lại không thể chống lại dục vọng của xác thịt, đó là…

JOHN 3:16 FOR GOD SO LOVED THE WORLD, THAT HE GAVE HIS ONLY BEGOTTEN SON, THAT WHOSOEVER BELIEVETH IN HIM SHOULD NOT PERISH, BUT HAVE EVERLASTING LIFE.